Có nhiều công đoạn nhỏ trong quy trình sản xuất trà đen gồm: Chuẩn bị nguyên liệu – làm héo lá trà – trà – lên men (ủ trà) – sấy khô – phân loại trà – đóng gói trà vào bao bì.
Mỗi một công đoạn đều có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của trà đen khi hoàn thiện. Vì vậy mà từng bước đều được thực hiện rất cẩn thận. Dưới đây là thông tin chi tiết các bước trong quy trình sản xuất trà đen.
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu dùng để sản xuất trà đen là những búp chè non có 1 tôm và 2 cho đến 3 lá chè non bên dưới. Để trà đen có chất lượng tốt nhất, ngay từ khâu chuẩn bị, lựa chọn nguyên liệu phải hết sức cẩn thận.
Quy trình sản xuất trà đen – Chuẩn bị nguyên liệu
Búp chè dùng làm trà đen càng nhỏ thì chất lượng của trà đen khi thành phẩm sẽ càng cao bởi các thành phần hóa học trong búp chè lớn sẽ khác so với búp chè non, nhỏ. Ngoài ra, màu sắc của búp chè dùng làm trà đen phải xanh và tươi. Lá chè càng mỏng, búp càng dài thì chất lượng của trà đen sẽ càng cao.
Làm héo lá trà
Công đoạn làm héo lá trà này có tác dụng làm thay đổi các tính chất vật lý và tính chất hóa học của lá trà, giúp cho các công đoạn chế biến trà đen tiếp theo sẽ diễn ra thuận lợi hơn, hoạt tính enzyme trong lá trà sẽ tăng lên sau quá trình lên men. Ngoài ra, công đoạn làm héo cũng có tác dụng tốt đối với chất lượng trà khi thành phẩm.
Có hai cách để làm héo lá trà: Làm héo nhân tạo và làm héo tự nhiên.
- Làm héo nhân tạo: Là làm héo lá trà bằng các loại máy móc chuyên dụng hỗ trợ.
- Làm héo tự nhiên: Lá trà sẽ được phơi dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi trà héo đến mức độ phù hợp. Quá trình này khoảng 10 – 12 tiếng.
Vò trà
Sau khi lá trà được làm hóa xong, tiếp theo sẽ là công đoạn vò trà. Mục đích của việc vò trà là tăng tính thẩm mỹ cho các búp trà khi khô, làm cho các tế bào của lá bị phá hủy, tạo điều kiện thuận lợi để trà lên men.
Ngoài ra, vò trà cũng giúp trà khi pha sẽ có tốc độ hòa tan nhanh hơn, hương vị đậm đà hơn.
Lên men (ủ trà)
Lên men là công đoạn quan trọng, quyết định đến chất lượng của trà đen khi hoàn thành. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho enzyme oxi hóa hoạt động, nó ảnh hưởng đến màu nước trà, hương vị cũng như các hoạt chất có trong trà đen.
Trà sau khi lên men sẽ có màu đỏ như màu đồng và mùi thơm nhẹ, không hăng như khi lá trà còn xanh. Nước trà khi pha không bị chát, hương vị đậm đà.
Sấy khô
Sau khi lên men xong, trà sẽ được đưa đi sấy khô để làm giảm độ ẩm của trà, giúp tăng thời gian bảo quản, sử dụng. Khi sấy khô trà, enzyme trong trà cũng ngừng hoạt động nên các chất trong trà và hương thơm của trà sẽ được giữ lại nguyên vẹn.
Sàng, phân loại trà
Công đoạn sàng giúp loại bỏ những phần trà bị vụn nát, sau đó trà sẽ được phân thành các loại: Trà vón, trà cáo, trà búp. Tùy vào kích thước, chất lượng trà mà giá thành sẽ được quyết định.
Đóng gói trà vào bao bì
Sau khi phân loại xong, trà đen thành phẩm sẽ được đóng gói vào bao bì để thuận tiện cho việc bảo quản cũng như giúp cho quá trình vận chuyển trà đi phân phối, tiêu thụ dễ dàng hơn.
Lời kết
Bài viết trên đây, Suvigort vừa chia sẻ đến với bạn đọc các công đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất trà đen tiêu chuẩn hiện nay. Mong rằng bạn đọc đã có được những thông tin có ích và biết được cách trà đen được làm ra.